Những nguyên nhân dẫn đến nhà yến thất bại

Lỗi thông tầng:

Không thông tầng thẳng đứng và thông tầng xéo (thông tầng ríc rắc, thông tầng lệch)

Nếu thông tầng ríc rắc và xéo thì nhiệt, khí và ẩm sẽ không giữ được tốt.

Nhà yến mới, chúng ta không sử dụng ẩm.

Nếu thông tầng xéo hay ríc rắc thì ở hơi nước ở tầng trên nó nặng, nó rớt xuống chảy xuống tầng dưới làm cho tầng dưới bị dư ẩm, trong khi sàn trên thì luôn luôn thiếu ẩm.

Tiếp theo, dẫn khí.

Theo nguyên tắc dẫn khí thì chim nó sẽ đi ngược lại theo chiều khí. Khí trong sàn yến bắt buộc phải luân chuyển khí từ chính sàn đó ra bên ngoài, chứ không được luân chuyển theo kiểu khác. Con chim đi theo hướng này nó đi xuống vào phòng chim.

Chim ăn nhiệt độ nào, môi trường nào thì con chim nó sẽ chấp nhận sống ở nhiệt độ và môi trường đó. Nhiệt độ chim yến lý tưởng giai đoạn dụ chim là 32 độ C. Nhiệt độ cao không phải là chim không ở, chim thậm chí còn ở trong môi trường nhà yến 35 độ C.

Ở vùng Bảo Lộc, Lâm Đồng thì ban đêm nhiệt độ xuống có 28 độ, thậm chí có 26 độ. Vậy thì xử lý như nào. Các anh chị lưu ý “ môi trường nào thì con chim nó sẽ chấp nhận sống ở nhiệt độ và môi trường đó”. Như vậy chúng ta cứ để nó tự nhiên theo nhiệt độ môi trường, chúng ta không cần làm gì cả.

Tiếp theo, Ánh Sáng

Lỗ thông tầng đi vào phòng chim đầu tiên thì xòe tay ra thấy bàn tay.

Vào phòng thứ 2 mà xòe tay ra không thấy bàn tay hoặc thấy rất mờ thì ánh sáng đạt cho nhà yến.

Nếu phòng sáng quá thì chúng ta dùng bạt đen treo xuống 0.5m – 1m là ánh sáng sẽ đạt.

Tiếp theo, Âm

Về âm thì gồm có Loa, Đường Dẫn và Âm Lượng.

Về Loa: Tất cả các loại loa trên đường dẫn là cùng loại loa hết.

Loa AX 61 đi cho đường dẫn và loa cửa, Loa ru dùng loa chữ nhật NX2.

Lưu ý: Đồng bộ loa ko sử dụng loa lục giác và loa phóng làm ồn xung quanh. 2 loại loa này tạo cường độ âm lớn, nó thu hút chim già đến bay vòng vòng chơi. Nó chỉ đến chơi chứ không ở lại nên nó chỉ khiến chúng ta nhìn khoái thôi chứ không có tác dụng gì hết.

Đường Dẫn: Tất cả các loa dẫn trên đường dẫn chỉ nên cách nhau tối đa 5m (nếu quá 5m thì chim nó bắt sóng rất yếu, nó sẽ không bắt được sóng mà dội ra liền).

  • Loa cửa thì chúng ta mắc 2 bên (tối thiếu mỗi bên 2 loa), chúng ta mắc cạnh dưới đi lên chứ không mắc cạnh trên. Có người mắc 4 – 5 loa mỗi bên. Như vậy, nó sẽ mang lại hiệu quả dẫn dụ tốt nhất.
  • Loa trong đường chim vào thông tầng: nhiều người dẫn nó không vào là do lỗi này.

Chú ý: loa dẫn mắc 2 loa liền nhau, loa cuối cùng là 1 loa để chim nghe âm nhỏ dần và nó đi lên loa.

Đồng bộ loa ru và loa dẫn chênh nhau 1db – ví dụ loa ru 60db, loa dẫn 61db hoặc cả 2 đều 60db.

Cửa thu chim ở trong phòng thông tầng. Cửa đi vào phòng chim là 1m2. Mắc loa cao hơn cạnh cửa 20cm, 2 loa hướng lên đi vào tâm giữa từ lỗ thu chim vào tường của phòng thông tầng vào (hồng tâm của chuồng cu).

Hướng dẫn bắt loa cửa thông tầng

Loa vị trí sau phía bên trong nhà yến: Loa phía sau phải hướng hồng tâm vào loa phía trước, để hướng sóng âm ra, cho chim bắt được sóng âm và theo âm đi vào phía trong.

Loa trong cùng thì mắc lưng chừng và hướng loa lên loa trước nó để chim nó xuống phòng.

Lưu ý: Bắt loa không được để hướng loa bị vướng phải ống thông hơi. Không mắc loa hướng vào lưng tường của loa phía trước.

Tránh trường hợp thiết kế nhà yến thông tầng bị bóp cổ hay chuồng cu bị bóp cổ. Chim yến nó rất dễ quay ngược ra nếu chúng ta không xử lý được sóng âm tốt. Với trường hợp này thì chúng ta có thể sử dụng phương pháp dẫn chim 2 nhịp. Nhưng nó vẫn không tốt như dẫn chim 1 nhịp.  Vì tỉ lệ nó ngược lại cao.

Tiếp theo, Khí và Mùi vô cùng nhạy cảm:

Không dùng mùi, không dùng dịch ảnh hưởng khí.

Còn nữa vô cùng quan trọng,

Kiến Thức Dùng Ẩm có thể làm chết nhà chim:

Ngay khi các anh kỹ thuật bàn giao nhà yến cho chủ nhà. Chủ nhà thường rảnh rỗi nên lang thang trên mạng tìm đủ cách kích chim. Những hành động này làm nhà yến chết. Đa phần là mọi người sử dụng sai ẩm.

Dùng ẩm chú ý theo mùa. Nhất là vào những tháng gió bấc, lạnh tháng 8 – 9. Ví dụ độ ẩm ngoài môi trường  bình thường là 75, chúng ta cài độ ẩm trong nhà là 80 – là bình thường. Đến tháng lạnh thì độ ẩm môi trường bị tụt xuống chừng 45. Nhưng trong nhà không chỉnh xuống mà để độ ẩm nguyên, để chừng 1 tháng là nhà mất hết chim. Đúng ra chúng ta chỉnh cao nhất là 60% cũng chấp nhận được. Chính xác hơn thì chúng ta chỉ được phép chênh lệch độ ẩm trong nhà chim và môi trường, độ ẩm trong nhà chỉ được cao hơn môi trường 7 đơn vị. Nếu cao hơn thì nhà yến chậm chim, khả năng chim con vào nhà chim rất thấp. Giai đoạn dụ chim, chúng ta có thể tắt ẩm luôn – không cần thiết.

Sang giai đoạn nhà nhiều chim (nhà yến 1000 chim trở lên, hái được 2kg yến trở lên). Độ ẩm trong nhà chim chỉ cao hơn độ ẩm môi trường chỉ từ 10 – 15 đơn vị. Lúc này, 1000 con chim nó tạo ra thân nhiệt rất tốt. Còn nói về ẩm độ thì giới hạn ẩm độ trong nhà yến thành công là 85% hoặc 94%. Để độ ẩm để chim làm tổ to, đẹp. Trong khi đó nhà yến đã hết chỗ, chim con không còn chỗ để ở lại nên không để độ ẩm cao nữa.

Tiếp theo, nghệ thuật chỉnh âm với loa AX 61 và NX2

Bass và Mix hướng 9h

Tress hướng 13h ~ 15h

2 núm âm lượng L và R (trái và phải) thì để hướng 12h

Núm âm lượng to, chỉnh tổng cho âm lượng của loa. Chỉnh âm lượng 58 – 60db ở khoảng cách xa 2m tới loa. Như vậy, âm ru đúng nghĩa của ru, chứ không phải âm hét.

Tiếp theo, đồng bộ âm

Loa ở gần dây lớn thì âm lượng khỏe hơn, chuẩn hơn; loa ở vị trí nhánh cuối thường sẽ yếu hơn khoảng 2db nhưng chúng ta rất khó nhận ra.

Kinh nghiệm là không đi dây đơn mà đi theo kiểu hồi về. Vòng tròn đầu vào – đầu ra để loa khỏe đều.

Chim không đồng đều là do phân bổ âm chưa đều.

Xem full clip anh Sum chia sẻ:

Xem thêm: Kiến Thức Cần Để Nhà Yến Thất Bại Có Thể Tự Cứu

Related posts

Những điều chủ nhà yến cần lưu ý để thu tổ đúng kỹ thuật và đạt sản lượng cao

Nhà Yến Công Nghệ Sạch_ Cách Dẫn – Dụ – Giữ Yến Thành Công

Kiến Thức Cần Để Nhà Yến Thất Bại Có Thể Tự Cứu