Dụ -> Giữ -> Tăng đàn
Nhà yến đã đạt 100 tổ rồi thì tôi có cần chỉnh gì không?
Anh chị đừng có hoàn hảo quá theo chuẩn nhà yến sạch được. Anh chị không nên tác động đến phần cứng của ngôi nhà. Anh chị chỉ nên tác động đến phần mềm của ngôi nhà thôi: Khí và Ẩm.
Nếu anh chị điều chỉnh ánh sáng là nó có thể mất chim, đuổi chim đi chứ không phải đùa.
Nhiệt liên quan đến phần cứng của ngôi nhà, lại vô tình đuổi yến của mình đi.
Âm cũng không cần tác động, bản thân 100 cặp chim mẹ là đường dẫn rồi. Thậm chí loa dẫn tắt đi thì chim con nó vẫn biết đường vào. Vì nó đã ở quen rồi, nó sẽ biết đường vào. Nó cũng giống như hang yến, nó không có loa dẫn nhưng nó vẫn vào bình thường.
Anh chị nên thực hiện những việc như sau: (giữ yến con và dụ yến con).
Giai đoạn dụ:
+ Anh chị nên giữ sạch sẽ ngôi nhà, không nên tạt phân hay những dung dịch không rõ nguồn gốc. Nếu lỡ làm rồi thì dọn dẹp sạch sẽ, khử độc cho nhà yến.
+ Ẩm độ: không dùng ẩm, nên để ẩm y chang môi trường.
Giai đoạn giữ chim con (100 tổ): Chim con đẻ năm 2 – 3 lần. Khả năng nhà yến tăng đàn nhanh hay không là phụ thuộc vào giai đoạn giữ, chứ không phụ thuộc nhiều vào giai đoạn dụ chim nữa.
Lúc này độ ẩm chỉ cao hơn 7- 10%. Giới hạn trên (cao nhất 80%).
Ví dụ: môi trường 75% thì bên trong anh chị cài 75 ± 2.
Giai đoạn tăng đàn:
Anh chị cũng tác động khoảng 10% – 15% (giới hạn trên là 94%).
Lỗi mất chim vào khoảng 2 đợt trong năm:
Rớt vào đỉnh điểm của nắng nóng và chuyển vào mùa mưa.
Nhiệt độ trong nhà rơi vào khoảng 36 – 37 độ C à Cái này chim nó không ứng cho lắm. Nhà phạm vào lỗi nhiệt.
Tháng 12 nhiệt độ môi trường khoảng 24 – 26 độ C.
Cả 2 thời điểm này mà anh chị vẫn cố định nhiệt độ không thay đổi.
Đa số các nhà yến thường để nhiệt độ cài đặt quanh năm giống nhau.
Như vậy, tháng nắng nhiệt độ 38 – 40 độ thì trong nhà yến nó không còn cảm giác ẩm nữa. Bên trong nhà yến chênh lệch môi trường ẩm đến 50%, trong nhà thì có ẩm mà bên ngoài cộng với nhiệt độ cao bên ngoài thì nhà yến nó sẽ hầm bí, nóng bức cực độ.Lúc này, nhà yến giống như phòng xông hơi massage hơn là giống nhà nuôi yến. Chim nó không chịu nổi và bỏ đi đó anh chị.
Anh chị cần phải điều chỉnh ẩm lại cho phù hợp ở mỗi thời điểm mùa cho đúng nhé.
Một số câu hỏi thường gặp:
Độ ẩm như này khi lấy tổ nó bị bể, có cách nào?
Anh chị chỉnh độ ẩm lên 99% từ 5h sáng – 9h sáng. Giờ này chim nó đi ăn rồi nên anh chị yên tâm. Tháng anh chị bơm độ ẩm cao lên 1 lần để lấy tổ thì bình thường.
Dẫn chim vào nhà mà chim không ở lại có phải do âm không?
Không, không có âm nào là âm đặc biệt cả. Nếu chim vào mà không ở lại là do yếu tố môi trường: ẩm, sáng, nhiệt, khí. Anh chị cần làm tốt môi trường thì mới giữ được chim.
Cửa thu chim nên làm kích thước nào?
Không nên để cửa thu chim lớn quá, nên để các kích thước 40 – 50 – 100cm. Từ trần xuống cách 1m. Nó sẽ hãm được ánh sáng cho phòng chim.
Loa ru nên dùng với số lượng bao nhiêu?
Nhà chim thường mắc 120 cái loa / 100m2 sàn.
Giải thích hiện tượng chim quầng:
- Môi trường bên trong nhà yến chênh lệch so với môi trường nhiều quá: khi chim đi ăn nó bay về thì thường con chim bay 1 nhịp, nó bay vào và đảo ra liền. Khi đó con chim nó có 1 – 2 giây nó thích ứng cơ thể cân bằng với môi trường bên trong, nó bay ra và nó phát ra tiếng kêu bất an. Những con chim xung quanh nó sẽ bay quần quanh con này.
- Anh chị để ý khi nhà chim anh chị xử lý mùi dẫn dụ: Tất cả những con chim yến trong nhà nó bay ra ngoài hết. Đến khi chim nó đi ăn về nó phát hiện mùi lạ và nó sẽ bay ra liền, phát ra tiếng kêu bất an. Lúc này các quần thể chim xung quanh nó quầng quanh con chim này. Đây không phải là tín hiệu ngon, ngày hôm sau nó quần xong là nó bỏ nó đi. Anh chị làm như này là mất chim đó.
Cách xử lý côn trùng mạt, gián, thiên địch:
Mạt: nó hay căn chim non làm cho chim non nó cọ quậy cọ quậy nó rớt ra ngoài. Hay chim mẹ cứ rỉa lông vì bị mạt cắn chứ không nghỉ ngơi.
Gián: Con gián nó hay bu lên nó ăn tổ non. Thứ 2 là mùi gián nó làm chim khó chịu lắm.
Anh chị có thể mua thuốc diệt mạt với gián ở trên thị trường có cả.
Chim yến có sợ mùi xi măng nhà mới khi khai trương không?
Chim yến nó không sợ mùi xi măng, nó vẫn vào ở ngay ngày đầu tiên mở máy.
Tuy nhiên, đối với nhà mới để xử lý mùi xi măng mới thì anh chị xông bằng trái khóm. Anh chị bít hết các lỗ thông hơi lại, rồi trẻ nhỏ trái khóm ra bỏ vào cái nồi rồi đặt lên bếp ga mini nấu. Nó khử mạnh lắm, vài tiếng là nó khử sạch mùi xi măng. Mỗi sàn cho 1 nồi là ok.
Cách 2: Anh chị có thể dùng vi sinh khử độc nhà yến. Anh chị xịt hết nhà yến, ngoại trừ lam gỗ ra. Còn nếu là lam bê tông thì anh chị ngâm cái dung dịch khử độc đó, lấy nước trong rồi pha với nhiều lít nước khác. Anh chị xịt lên nó khử cực tốt luôn.
Có mùi kích dục cho chim yến không?
Trong nhà yến có nhiều thế hệ khác nhau: ông bà, cha mẹ, con cái, cháu chắt như con người.
Như vậy: Yến Già có kích dục thì nó cũng không đẻ
Chim mẹ: Có kích dục nó cũng không để lần thứ 4.
Chim nó đẻ nó phụ thuộc vào vùng thức ăn chứ không phải thuốc kích dục đâu.
Chim mới trưởng thành thì nó đang tuổi phát triển, tuổi đẻ thì nó tự đẻ luôn chứ không cần kích dục.
Chim non thì nó chưa đẻ được, kích dục nó cũng không làm gì, nó đâu đã được đâu các anh chị.
Sàn yến nên xây chiều cao bao nhiêu?
Chiều cao nên xây chuẩn là 3m. Sàn cao quá thì lấy tổ rất cực.
Sàn thấp thì từ 2,8m trở lên. Sàn thấp nữa thì nhà yến vẫn có chim nhưng đến năm thứ 5 trở đi thì nó có sự khác biệt về mật độ tăng đàn. Sàn cao thì có thể mật độ nó vẫn tăng đàn đến năm thứ 10, nhưng sàn thấp thì mật độ cao quá, đường bay của nó quá hẹp để nó tăng đàn.
Lam nhà yến nên làm loại vật tư nào?
Nếu chấm điểm thì cho thang điểm như sau:
Gỗ: 10
Bê Tông: 7
Đá: 5.
Tốc độ dụ chim như trên, còn độ đẹp của tổ thì ngược lại.
So sánh các kiểu thông hơi:
Khí để cân băng oxi giữa trong và ngoài khi nhà chim đạt mật độ tốt. Chim nó không cảm thấy ngột ngạt, mật độ đàn vẫn tăng.
Thông hơi vừa để sao cho sau 60 phút, độ ẩm thay đổi 2 – 3 đơn vị.
Thông hơi mạnh quá mà sau 60 phút, độ ẩm thay đổi 5 – 6 đơn vị là con chim nó thấy sự chênh lệch lớn, nó sẽ cảm thấy bất ổn.
Mùi yến nào độc hại nhất?
Có nhiều dung dịch trên thị trường chưa được kiểm chứng, độc nhất là nước rửa yến. Anh chị ngâm bã yến cho nó thối ra rồi dội lên nhà yến, nó độc hại hơn cả phân yến. Sum đã từng làm rồi, dính đòn nhiều thất bại rồi nên mới dám nói. Áp dụng nó là chim đi hết.
Khuyến cáo: Không hiểu về mùi thì không nên dùng mùi.
Dẫn chim bằng 3 yếu tố: âm, sáng, khí:
Âm: đã nói ban đầu.
Sáng: thì anh chị mở lỗ thông hơi ngay vị trí loa dẫn.
Khí: anh chị phân luồng khí sao cho khí từ trong nhà yến nó đi ra là đạt.
Hiện tượng chim đang chơi đông rồi ít dần?
Đây là hiện tượng chung của nhà yến mới khai trương. Ban đầu chim thấy lạ nên nó đến, nhưng môi trường không đạt thì sau nó sẽ không đến nữa.
Cầu thang nên để bên trong hay bên ngoài nhà yến?
Nhà yến nếu để cầu thang ngoài thông tầng thì nó tạo vật cản chim nên không tốt. Khả năng dụ chim giảm.
Nhà yến nếu để bên trong sàn chim thì mỗi tầng nên làm nắp đậy lại để độc lập mỗi lầu, không có sự lẫn lộn nhiệt, khí của các lầu.
Khi nào thì mới thu hoạch tổ yến đầu tiên?
Về nguyên tắc, chim yến đẻ xong và chim con bay đi rồi thì anh chị cứ lấy.
Rủi ro nếu chủ nhà tự làm nhà yến?
Chủ nhà ngoài biết thì chưa đủ. Mà cần phải hiểu về kỹ thuật.
Hiểu rồi thì có làm được không, rồi làm được cần phân tích các yếu tố.
Chứ nếu biết thôi mà làm thì khả năng thất bại cao.
Vùng nào là vùng đầu tư tốt nhất?
Vùng nào có nhiều thức ăn nhất, vùng có nhiều cây ăn trái như Đồng Nai hay Tây Nguyên: vườn quýt, vườn xoài, vườn ối,…khi trái cây chín nó rớt xuống, thối ra thì ruồi giấm phát triển. Như vậy vùng này thì là nguồn thức ăn tốt cho chim yến, còn vùng cây khác thì nó lại theo mùa.
Có nên áp dụng công nghệ 4.0 cho nhà yến?
Anh chị áp dụng công nghệ 4.0 gì mà bấm bấm điều khiển âm, điều khiển ẩm,…gì gì đó mà tốn điện ghê lắm. Anh chị chỉ cần áp dụng công nghệ 0.4 là đủ rồi. Rất ít điện anh chị ạ.
Loa ru chạy 24/24 cắm thẳng dòng điện
Loa dẫn cắm qua timer hẹn giờ 5h sáng đến 19h.
Độ ẩm thì anh chị cài qua cái khởi động từ.
Chim nó sợ sự bất ổn anh chị ạ: chỉnh âm liên tục là chết, chỉnh ẩm liên tục chơi chim cũng chết.
Anh chị nên cố định nó, uống trà ngắm chim thôi.